Theo quy định mới của Chính phủ, ban quản trị chung cư, chính quyền và ngân hàng có thể cưỡng chế đòi quỹ bảo trì chung cư cho cư dân sớm hơn.
Chính phủ vừa có thay đổi về thủ tục cưỡng chế, bàn giao quỹ bảo trì chung cư trong nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở năm 2015.
Khi mua căn hộ, người mua thường phải nộp khoản phí bảo trì 2% và khoản phí này thường được giao tạm cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, có nhiều chủ đầu tư dùng khoản phí này vào mục đích riêng, bàn giao chậm hoặc thiếu thậm chí không bàn giao cho Ban quản lý chung cư, dẫn đến phát sinh tranh chấp.
Tranh chấp về phí bảo trì là vấn đề xảy ra tại nhiều dự án chung cư. Ảnh minh họa
Trong trường hợp này, theo quy định cũ, cơ quan chức năng sẽ làm việc và yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị chung cư. Nếu quá thời hạn mà chủ đầu tư vẫn không bàn giao thì địa phương sẽ ra quy định cưỡng chế, đồng thời yêu cầu ngân hàng vào cuộc.
Trong khi đó, theo quy định mới, trong vòng 10 ngày tính từ khi nhận được yêu cầu của Ban quản trị chung cư
UBND cấp tỉnh sẽ làm việc với ngân hàng nơi chủ đầu tư mở tài khoản gửi phí bảo trì. Trong 7 ngày, ngân hàng sẽ cung cấp số tài khoản và số tiền này. Từ khi có quyết định cưỡng chế của chính quyền, trong vòng 5 ngày, ngân hàng phải chuyển khoản tiền này sang tài khoản của Ban quản trị.
Nếu số tiền trong tài khoản không đủ hoặc không còn tiền thì trong vòng 5 ngày từ khi có quyết định cưỡng chế, ngân hàng sẽ cung cấp thông tin về tài khoản kinh doanh và số tiền hiện dư của chủ đầu tư để cơ quan chức năng yêu cầu cưỡng chế.
Trong trường hợp chủ đầu tư không còn tiền bàn giao quỹ, cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế, kê biên tài sản bán đấu giá để bù vào. Khoản chênh lệch từ tài sản đấu giá so với quỹ bảo trì và chi phí đấu giá, nếu có, sẽ được trả lại cho chủ đầu tư trong 1 tháng kể từ khi thực hiện hoạt động này.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 26/3